“Chúng ta có cô đơn giữa vũ trụ không?”: Nghiên cứu bắt đầu ở Tây Úc tại những kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới


Hơn 100,000 ăng-ten vô tuyến sẽ được xây dựng tại vùng đất Wajarri, cho phép các nhà thiên văn học có thể quan sát ngược về quá khứ hàng tỷ năm trước đến thời điểm “bình minh vũ trụ”

Việc xây dựng trạm quan sát vô tuyến thiên văn lớn nhất thế giới, với tên gọi Square Kilometre Array (SKA), đã chính thức được bắt đầu ở Úc sau ba thập kỷ phát triển.

Một nỗ lực liên quốc gia, SKA được xem là một trong những nghiên cứu khoa học lớn nhất thế kỷ. Nó sẽ giúp cho các nhà khoa học nhìn lại giai đoạn đầu lịch sử vũ trụ khi mà những ngôi sao và thiên hà đầu tiên được hình thành. Nó cũng được dùng để khảo sát năng lượng tối và tại sao vũ trụ đang giãn nở, và còn có tiềm năng trong việc khám phá sự sống ngoài vũ trụ.

SKA ban đầu sẽ bao gồm 2 dãy kính thiên văn – một ở vùng đất Wajarri ở vùng sâu xa ở Tây Úc, được gọi là SKA-thấp, bao gồm 131,072 ăng-ten kích thước cỡ một cái cây.

SKA-thấp được đặt tên bởi vì độ nhạy của nó với sóng vô tuyến tầng số thấp. Nó sẽ có độ nhạy hơn gấp 8 lần so với những kính thiên văn tương đương và sẽ vẽ bản đồ bầu trời nhanh hơn gấp 135 lần.

Dãy thứ hai bao gồm 197 ăng-ten chảo truyền thống, với tên gọi SKA-trung, sẽ được xây dựng ở vùng Karoo ở Nam Phi.

Tiến sĩ Sarah Pearce, giám đốc của SKA-thấp, nói rằng trạm quan sát sẽ “định nghĩa cho ngành thiên văn sóng vô tuyến trong 50 năm tới, vẽ nên biểu đồ về sự hình thành và chết đi của những thiên hà, tìm kiếm những loại sóng hấp dẫn và mở ra những giới hạn mới cho những gì chúng ta biết về vũ trụ”.

SKA-thấp đã được miêu tả là một nhân tố thay đổi cuộc chơi và cũng là một cột mốc quan trọng trong nghiên cứu thiên văn.

Tiến sĩ Pearce còn nói thêm: “Những kính thiên văn SKA sẽ đủ nhạy để phát hiện radar sân bay trên một hình tinh quay quanh một ngôi sao cách xa hơn chục năm ánh sáng, và thậm chí có thể trả lời được câu hỏi lớn hơn cả: liệu chúng ta có cô đơn giữa vũ trụ không?”

SKA được miêu tả bởi những nhà khoa học là một “nhân tố thay đổi cuộc chơi” và là một cột mốc lớn trong nghiên cứu thiên văn.

Giáo sư Lisa Harvey-Smith, một nhà thiên văn học tại Đại học New South Wales, đã gọi đây là một “ngày trọng đại cho ngành thiên văn trên toàn cầu”, thêm vào: “Hơn một nghìn người đã làm việc suốt 20 năm để đem lại điều này – và mỗi người trong họ sẽ cảm thấy tự hào với thành tựu đạt được hôm nay.”

Tiến sĩ Danny Price, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ cao cấp tại Viện Thiên Văn Vô Tuyến Curtin (Curtin Institute of Radio Astronomy), đã nói độ nhạy của SKA có thể cho phép các nhà thiên văn học quay lại hàng tỷ năm về trước ở vào thời điểm “bình minh vũ trụ”, khi những ngôi sao đầu tiên trên vũ trụ được hình thành.

“Dưới góc nhìn về độ nhạy của SKA, nó có thể phát hiện một chiếc điện thoại đặt trong túi một phi hành gia trên Hỏa Tinh, cách xa chúng ta 225 triệu km,’ Tiến sĩ Prince nói. “Thú vị hơn, nếu có những cộng đồng thông minh ở những ngôi sao gần và họ có công nghệ tương tự chúng ta, SKA có thể phát hiện những nguồn bức xạ “rò rỉ” từ hệ thống vô tuyến và viễn thông của họ – SKA là kính thiên văn đầu tiên có đủ độ nhạy để đạt được tính năng này.”

Giáo sư Alan Duffy, giám đốc của viện nghiên cứu công nghệ không gian thuộc Đại học Công nghệ Swinburne, đã nói SKA có thể là kính thiên văn lớn nhất được cất lên, “kết nối liên châu lục để cấu thành một cơ sở toàn cầu cho phép chúng ta có thể nhìn thấy chi tiết toàn cảnh vũ trụ có thể quan sát được”.

“Những mục tiêu khoa học cũng rộng lớn như mục tiêu của chiếc kính thiên văn, từ tìm kiếm sự hình thành của những hành tinh cho và tìm kiếm sự sống của người ngoài hành tinh, đến vạch ra mạng lưới về vật chất tối và sự phát triển của những thiên hà bên trong vũ trụ đang giãn nở,” ông Duffy noi.

“Giống như kính thiên văn Hubble, những khám phá lớn nhất của những thế hệ kính thiên văn tiếp theo là hoàn toàn chưa được biết đến trong giới khoa học hôm nay. Các nhà thiên văn học trên khắp thế giới sẽ cứ ăn mừng trước sự đột phá này cho bất kỳ điều gì nó đem đến cho chúng ta những thập kỷ tiếp theo.”

Nguồn: The Guardian.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *