Hai thực thể có thể là ngoại hành tinh “thế giới nước” được khám phá bởi kính viễn vọng Hubble và Spitzer của NASA


Các nhà thiên văn học sử dụng kính viễn vọng Hubble và Spitzer của NASA đã có một khám phá giúp họ tiến một bước nhỏ trong việc xác định rằng các hành tinh ở cách xa chúng ta có thể chứa những đại dương như trên Trái Đất.

Một nhóm nhà khoa học thuộc Đại học Montreal đã khám phá ra hai ngoại hành tinh, Kepler-138 c và Kepler-138 d, mà họ tin rằng chúng được cấu thành phần lớn bởi nước.

Trong khi nước chưa từng được phát hiện một cách trực tiếp trên các ngoại hành tinh, bằng cách so sánh kích thước và khối lượng với các mô hình của chúng, các nhà thiên văn học đã kết luận rằng một phần đáng kể thể tích của chúng – có thể lên đến một nửa – được cấu thành bởi những vật chất nhẹ hơn đá nhưng nặng hơn khí hydro hoặc heli.

Phổ biến nhất trong số những ứng cử viên đó là nước.

Ngoại hành tinh là gì?

Một ngoại hành tinh được định nghĩa là bất kỳ hành tinh nào quay quanh một ngôi sao ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Với việc Kepler-138 c và Kepler-138 d cách chúng ta 218 năm ánh sáng và nằm trong chòm sao Lyra, chúng chắc chắn được phân loại là ngoại hành tinh.

Tại sao phát hiện này quan trọng?

Trong khi nước đóng băng đã được quan sát ở một vài Mặt Trăng ngay bên ngoài Hệ Mặt Trời, cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thành công trong việc phát hiện ra những hành tinh có những đại dương tươi tốt như trên Trái Đất.

Sự phát hiện ra hai “thế giới nước” này có thể thay đổi cục diện hiện nay.

“Chúng tôi trước đây nghĩ rằng những hành tinh lớn hơn Trái Đất một chút chỉ là những trái banh to lớn chứa đầy đá và kim loại, như là những phiên bản lớn hơn một chút của Trái Đất, và vì thế chúng ta hay gọi chúng là siêu Trái Đất,” được giải thích bởi Björn Benneke, giáo sư vật lý thiên văn tại Đại học Montreal.

“Tuy nhiên bây giờ chúng ta đã biết được rằng hai hành tinh này, Kepler-138 c và d, tương đối khác biệt trong tự nhiên và một phần lớn thể tích của chúng rất có thể được cấu thành bởi nước.

“Chưa có bằng chứng rõ ràng nhất cho những thế giới nước, một loại hành tinh được các nhà thiên văn học đặt giả thuyết rằng có tồn tại trong một khoảng thời gian dài.”

Mặc dù có thể tích gấp 3 lần và khối lượng gấp 2 lần Trái Đất, Kepler-138 c và d có mật độ vật chất thấp hơn như trên Trái Đất.

Hình minh họa thể hiện mặt cắt ngang của Trái đất (trái) và ngoại hành tinh Kepler-138 d (phải). (Benoit Gougeon – Đại học Montreal)

Các nhà nghiên cứu đã bất ngờ với phát hiện này bởi vì phần lớn những hành tinh lớn hơn một chút so với Trái Đất đã được nghiên cứu kỹ lưỡng trước đây dường như là những thế giới đá như Trái Đất của chúng ta.

Sự so sánh gần nhất, nói bởi các nhà nghiên cứu, là những Mặt Trăng băng ngay rìa Hệ Mặt Trời cũng được cấu thành bởi nước bao quanh một lõi đá.

“Hãy tưởng tượng những phiên bản lớn hơn của Mặt Trăng Europa hay Enceladus, những Mặt Trăng chứa nhiều nước đang quay quanh Mộc Tinh và Thổ Tinh, nhưng được đặt ở gần ngôi sao của chúng hơn,” được giải thích bởi người đứng đầu nghiên cứu Caroline Piaulet.

“Thay vì có một bề mặt băng, chúng có thể là nơi cư trú của hơi nước bốc hơi.”

Liệu con người có thể tồn tại được trên Kepler-138 c và d?

Rất tiếc là không. Thậm chí là chúng ta còn không thể đến được đó vì khoảng cách quá dài của chúng đến với chúng ta.

Và kể cả trong trường hợp chúng ta đến được đó, những đại dương ở đó có thể chẳng giống gì với những đại dương ở Trái Đất chúng ta.

Đó là bởi vì hai thế giới nước đó nằm ngoài Vùng ở được quanh Sao (habitable zone), là vùng không gian bao quanh một ngôi sao và có khoảng cách đến ngôi sao đó một khoảng đủ lớn để tạo điều kiện cho những hành tinh có bề mặt nằm trong vùng này có thể duy trì nước ở trạng thái lỏng và đủ áp suất khí quyển. Nhờ đó, sự sống có khả năng phát triển được trên những hành tinh này.

Nhiệt độ ở khí quyển của Kepler-138 d rất có thể ở trên mức đun sôi nước, và chúng ta có thể đoán được rằng có một bầu khí quyển dày đặc hơi nước trên hành tinh này, cô Piaulet nói.

Chỉ ở dưới bầu khí quyển dày đặc hơi nước đó mới có thể có nước ở trạng thái lỏng ở áp suất lớn, hoặc thậm chí nước ở trạng thái khác xảy ra trong điều kiện áp suất cao, được gọi là chất lưu siêu tới hạn (supercritical fluid).”

Nguồn: ABC Science.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *