Những nhà khoa học thiết lập “trung tâm xử lý hậu tiếp cận” tại Scotland đang quan ngại rằng loài người có thể sẽ phản ứng “như những con gà mất đầu” sau khi chúng ta tiếp cận được với người ngoài hành tinh.
Khoảnh khắc này đã được tưởng tượng hàng ngàn lần. Khi những nhà thiên văn học giải mã vũ trụ với những chiếc kính viễn vọng mạnh mẽ, họ đã nhận ra vài thứ khiến họ phải giật mình. Giữa những chùm tia yếu ớt đến từ những thiên hà xa xôi là một tính hiệu yếu nhưng kiên định: một thông điệp đến từ một nền văn minh tiên tiến.
Đó sẽ là một sự kiện biến đổi hoàn toàn cho nhân loại, một sự kiện mà hẳn rằng các quốc gia trên thế giới đã chuẩn bị từ trước. Nhưng liệu họ có chuẩn bị thực sự hay không? “Hãy nhìn vào mớ hỗn độn chúng ta đã tạo ra khi Covid diễn ra. Chúng ta sẽ như những con gà mất đầu,” được nói bởi tiến sĩ John Elliott, một nhà ngôn ngữ học máy tính tại Đại học St Andrews. “Chúng ta không thể có công tác chuẩn bị yếu kém, một cách khoa học, xã hội học, và không một chút chính trị, cho một sự kiện mà có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào và cũng là một sự kiện mà chúng ta không thể quản lý một cách yếu kém được.”
Sự đánh giá một cách thẳng thắn này về việc Trái Đất chúng ta chưa sẵn sàng trong việc tiếp xúc với sự sống ngoài vũ trụ là nền tảng cho sự thành lập trung tâm xử lý hậu tiếp cận, thuôc SETI (viết tắt của Search for Extraterrestrial Intelligence – Tìm kiếm Trí tuệ bên ngoài Trái Đất), đặt tại Đại học St Andrews.
Trong vòng một đến hai tháng tới, Elliott nhắm đến việc xây dựng một nhóm thành viên nòng cốt cho dự án bao gồm những nhà khoa học và các viện nghiên cứu quốc tế. Họ sẽ nhận nhiệm vụ sẵn sàng cho việc: phân tích những tín hiệu bí ẩn, hay thậm chí là những vết tích nhân tạo, và thảo luận các khía cạnh chúng ta nên hồi đáp với chúng như thế nào.
“Cho đến thời điểm này, chúng ta chỉ mới tập trung vào việc tìm kiếm những tín hiệu đó, tuy nhiên cùng với đó là một nhu cầu thiết yếu khác, chúng ta sẽ làm gì với nó? Tiếp theo sẽ là gì?” Elliott nói. “Chúng ta cần những chiến lược và những kịch bản sẵn sàng để hiểu chúng ta cần làm gì và làm như thế nào. Nó giống như Châm ngôn Hướng đạo vậy: luôn sẵn sàng.”
Những động thái đầu tiên
Những tiến bộ trong công nghệ trong 30 năm gần đây đã gia tăng nhiệt huyết của chúng ta trong việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất. Từ năm 1992, khi những nhà thiên văn học lần đầu xác nhận sự tồn tại của hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời, đã có hơn 5000 thế giới giống vậy được phát hiện. Những nhà khoa học giờ đây bắt đầu nghi ngờ rằng phần lớn trong số 300 tỷ ngôi sao trong dải Ngân Hà là ngôi nhà của những hành tinh quay quanh nó. “Khi mọi người nói rằng họ không nghĩ rằng có sự sống ngoài kia, họ đang thực sự đi ngược với làn sóng quan điểm khoa học,” Elliott nói.
Sự dồi dào về mặt số lượng hành tinh, và sự nghi hoặc trong việc tối thiểu phải có một số trong đó có điều kiện sinh sống được, chỉ là một phần của câu chuyện. Việc những kính viễn càng ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn đã giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian trong việc tìm kiếm, mở ra những dải bầu trời rộng lớn cho các nhà thiên văn học để lắng nghe những tín hiệu đó một cách thầm lặng.
Những nhà nghiên cứu thuộc SETI đã có được những sự hướng dẫn trong việc nên hành xử thế nào khi chúng ta phát hiện được một “chữ ký kỹ thuật” – một tín hiệu du hành giữa các vì sao đến từ một nền văn minh tiên tiến. Một bản tuyên ngôn vào năm 2010 đến từ Viện Du hành Vũ Trụ Quốc tế (IAA – International Academy of Astronautics) thúc đẩy việc bất kỳ ai phát hiện những tín hiệu bí ẩn đầu tiên cần loại trừ những nguồn không thuộc về người ngoài hành tinh – ví dụ như sóng điện từ phát ra từ lò nướng. Nếu có một sự thống nhất rằng tín hiệu đó hợp lệ với những điều kiện đặt ra cho tín hiệu từ ngoài hành tinh, những nhà nghiên cứu nên công bố ra công chúng và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.

Tuy nhiên có rất ít sự chỉ dẫn trong việc nên làm gì tiếp theo. Những tín hiệu này nên được nghiên cứu tiếp theo như thế nào? Chúng có nên được công bố toàn bộ trước khi được giải mã? Liệu những chính quyền có cho phép điều đó? Loài người có nên phản hồi lại hay không? Nếu vậy, ai quyết định trong việc chúng ta nên gửi lại tín hiệu gì?
“Sau lần công bố đầu tiên, chúng tôi sẽ quan sát hiệu ứng từ xã hội, sự phổ biến thông tin, phương tiện truyền thông, sự phản hồi từ các tín ngưỡng và tôn giáo, nguy cơ của những thông tin sai lệch, những khả năng phân tích chúng ta cần có, và hơn thế nữa: có những chiến lược sẵn có, minh bạch với mọi thứ chúng ta khám phá được – thứ chúng ta biết và chưa biết,” Elliott nói.
Những sự lo ngại
Trong khi những nhà khoa học đơn lẻ và một vài nhóm nghiên cứu rải rác đã nghĩ đến việc cách tốt nhất để quản lý những tín hiệu đầu tiên, Elliott tin rằng những thứ đó vẫn còn rất rời rạc. Trung tâm do SETI thành lập sẽ thu thập tất cả những ý kiến từ các chuyên gia và cho ra kế hoạch “cho mọi viễn cảnh có thể xảy ra … hoặc ít nhất là tất cả những gì mà loài người chúng ta có thể nghĩ ra”, ông ấy nói.
Một mục tiêu lớn khác là khuyến khích sự kết nối nghiêm túc từ Liên Hiệp Quốc, có thể là tổ chức toàn cầu duy nhất có tầm ảnh hưởng để hướng dẫn chúng ta trong việc giải quyết một tín hiệu từ ngoài vũ trụ, và cụ thể hơn là bất kỳ phản ứng nào. Khoảng cách rộng lớn từ những ngôi sao đồng nghĩa với việc những sự giao tiếp có thể diễn ra qua nhiều thế hệ. Và không bỏ qua một giả định rằng nền văn minh đó chưa bị tuyệt chủng ở thời điểm tín hiệu được truyền tới chúng ta.
Liệu chúng ta sẽ trò chuyện với người ngoài hành tinh khi chúng ta không có nhiều khả năng để giao tiếp với các sinh vật khác trên chính hành tinh của chúng ta? Elliott hy vọng rằng những nền văn minh tiên tiến sẽ gửi tín hiệu cùng với một chỉ dẫn ngôn ngữ. Tuy nhiên ngay cả khi tín hiệu không thể giải mã được, các nhà khoa học có thể lượm lặt thông tin về trí tuệ của người gửi từ sự phức tạp trong cấu trúc của nó.
Viễn cảnh của việc gửi lại bất kỳ phản hồi đã gây nên làn sóng phản ứng từ những chuyên gia khác. Bao gồm cả Stephen Hawking, nhà vũ trụ học nổi tiếng thuộc Đại học Cambridge, đã cảnh báo vào năm 2016 rằng lần tiếp xúc đầu tiên của nhân loại với một nền văn minh tiên tiến khác có thể sẽ giống với những gì người Mỹ bản địa gặp phải khi họ tiếp xúc với Christopher Columbus.
Giáo sư Vật lý lý thuyết thuộc City College of New York, Michio Kaku, đã nói tiếp xúc với người ngoài hành tinh “có thể là sai lầm lớn nhất trong lịch sử nhân loại”.
Tuy nhiên, Elliott có vẻ lạc quan hơn. Ông ấy nghĩ rằng sẽ là điều đáng tiếc nếu những nền văn minh tiên tiến luôn giữ mình và không tạo ra bất kỳ nỗ lực nào trong việc giao tiếp với nhau. “Đó là một cơ hội để kết nối, nếu có sự sống nào ngoài kia, với tất cả những dấu hiệu cho thấy rằng điều này chắc chắn xảy ra,” ông ấy nói. “Nếu chúng ta có cơ hội, tôi không nghĩ chúng ta nên bỏ qua nó.”
Lewis Dartnell, nhà sinh vật học vũ trụ và giáo sư về giao tiếp khoa học tại Đại học Westminster, nói rằng trung tâm mới thành lập ở St Andrews là “một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cho sự thiếu chuẩn bị hiện tại của chúng ta” trong việc phát hiện một tín hiệu từ một nền văn minh ngoài hành tinh.
Nhưng ông ta cũng nói thêm rằng người ngoài hành tinh rất có khả năng cách xa chúng ta hàng trăm hoặc hàng ngàn năm ánh sáng, nghĩa là thời gian giao tiếp có thể kéo dài nhiều thế kỷ. “Thậm chí ngay khi chúng ta nhận được một tín hiệu vào ngày mai, chúng ta vẫn sẽ có thời gian để thành lập một nhóm nghiên cứu quốc tế gồm nhiều chuyên gia từ các chuyên ngành khác nhau trong nỗ lực giải nghĩa ý nghĩa của tin nhắn đó, và cân nhắc kỹ lưỡng cách Trái Đất nên hồi đáp, và kể cả việc chúng ta có nên hồi đáp hay không.
“Lo lắng lớn hơn là việc thiết lập một vài hình thức thỏa thuận quốc tế trong việc ngăn chặn một vài cá nhân có khả năng hoặc những công ty tư nhân trong việc phản hồi một cách độc lập – trước khi một sự đồng thuận được hình thành dựa trên việc liệu có an toàn khi hồi đáp hay không, và điều chúng ta muốn nói với tư cách của một hành tinh,” Dartnell nói.
Nguồn: The Guardian Science.
Trả lời