Nhịp tim của bạn đập khoảng 100,000 lần mỗi ngày. Nhịp tim là bằng chứng chính cho hoạt động tim mạch và dấu hiệu quan trọng của sự sống. Nhưng nhịp rung tim của chúng ta không đều đặn như nhịp gõ đồng hồ.
Là một nhà sinh lý học về tim mạch, giáo sư Anne R. Crecelius đo nhịp tim trong gần như mọi thí nghiệm mà giáo sư và những sinh viên của bà ấy thực hiện. Đôi lúc họ sử dụng điện tâm đồ, giống thứ bạn thấy ở những phòng khám bệnh, thứ sử dụng những đầu điện cực dán dính lên người để đo những tín hiệu điện giữa hai điểm trên cơ thể chúng ta. Những lần khác chúng tôi sử dụng một màn hình dây đeo ngực, giống loại áo ngực thể thao chúng ta có thể thấy người ta mặc ở những phòng tập gym, thứ cũng được dùng để phát hiện nhịp tim dựa trên hoạt động điện năng trong cơ thể.
Với việc công nghệ thiết bị đeo được (wearable technology) đã dần trở nên phổ biến, không chỉ riêng những nhà nghiên cứu và bác sĩ tim mạch quan tâm đến nhịp tim nữa. Giờ đây chính bạn cũng có thể theo dõi nhịp tim của mình cả một ngày dài thông qua thiết bị theo dõi sức khỏe bạn đeo trên cổ tay của chính mình. Loại thiết bị đeo được này sử dụng ánh sáng xanh lá để phát hiện lưu lượng máu chảy qua bên dưới da của bạn và kết luận về nhịp đập của tim.
Đây là những gì nhịp tim và những đo lường khác chuyển hóa từ nhịp tim có thể nói cho bạn biết về tình trạng sức khỏe của cơ thể của bạn.
Bơm máu vào nơi nó cần đến tới
Nhiệm vụ chính của trái tim chúng ta là để co thắt và tạo ra áp lực để giúp bơm máu lên phổi để tiếp nhận oxy và đi đến những phần còn lại của cơ thể để cung cấp oxy và những chất dinh dưỡng khác. Nhịp tim đơn giản mô tả tim bạn đập nhanh hay chậm như thế nào, và bình thường được tính bởi số lần đập trong một phút. Bạn có thể cảm nhận được nhịp tim ở cổ tay hoặc ngay dưới quai hàm của mình.
Khi cơ thể cần thêm nhiều oxy hơn, ví dụ trong lúc tập thể dục, nhịp tim sẽ tăng lên cùng với sự gia tăng của khối lượng hoạt động.
Trong khi nhiều người đã quen với việc theo dõi nhịp tim trong lúc vận động, nhịp tim lúc chúng ta không vận động cũng cung cấp những thông tin vô cùng hữu ích. Hai phần của hệ thống thần kinh tự trị, hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh đối giao cảm, ảnh hưởng đến nhịp tim ở trạng thái chúng ta đang nghỉ ngơi. Nhánh của hệ thần kinh giao cảm giúp điều phối phản ứng căng thẳng của cơ thể. Chúng ta càng căng thẳng, hệ thần kinh giao cảm càng điều khiển tim chúng ta đập nhanh hơn, chuẩn bị cho chúng ta tư thế sẵn sàng cho phản ứng chiến-hay-chạy (fight-or-flight response – một phản ứng sinh lý xảy ra khi cơ thể cảm nhận về một sự kiện đe dọa, tấn công, hay nguy hiểm đến sự sống còn).
Nhánh của hệ thần kinh đối giao cảm trong hệ thần kinh chúng ta chịu trách nhiệm cho việc giữ cho rất nhiều chức năng của cơ thể ở trạng thái nghỉ hoạt động một cách yên ổn. Thông qua dây thần kinh phế vị, loại dây thần kinh dài từ não tới vùng bụng, hệ thần kinh đối giao cảm tích cực làm giảm nhịp đập của tim xuống giá trị nghỉ vào khoảng 60 đến 100 nhịp đập mỗi phút cho một người trưởng thành khỏe mạnh. Nếu không có bất kỳ hoạt động nào của hệ thần kinh đối giao cảm để kìm hãm những tín hiệu từ hệ thần kinh giao cảm, tim của bạn có thể đập khoảng 100 nhịp mỗi phút.
Nhịp tim ở trạng thái nghỉ thấp hơn có thể biểu thị một trái tim hiệu quả và ở một mức độ cao hơn về hoạt động đối giao cảm. Khi chúng ta ở trạng thái nghỉ, hệ thần kinh của chúng ta lý tưởng nhất sẽ giảm xuống mức tối thiểu hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, vì thế chúng ta sẽ giữ được năng lượng và tránh những áp lực không cần thiết cho cơ thể.

Thời gian giữa những nhịp đập
Một cách cụ thể để hiểu sự cân bằng của ảnh hưởng từ hệ thần kinh lên nhịp đập của tim là bằng cách nhìn vào sự biến đổi của nhịp tim, hay còn viết tắt là HRV (Heart Rate Variability) – sự biến thiên thời gian giữa những lần tim đập. Ngay khi nhịp tim của bạn là 60 lần trong một phút, điều đó cũng không có nghĩa là tim của bạn đập chính xác một lần mỗi giây.
Nhịp tim ít biến đổi là dấu hiệu cơ thể bạn đang trong trạng thái căng thẳng và qua đó sự cân bằng trong hệ thần kinh tự trị đang nghiêng về bên nhánh giao cảm. Nhịp tim biến đổi nhiều hơn gợi ý rằng chúng ta đang thoải mái và hệ thần kinh đối giao cảm đang nắm quyền kiểm soát.
Trong gần 30 năm, các nhà khoa học rất hứng thú trong việc làm cách nào để đo lường và diễn giải HRV, cụ thể hơn là việc nó quan hệ thế như thế nào trong sự cân bằng của hệ thần kinh tự trị.
Tiện ích về mặt lâm sàng của HRV được hiện ra sau những biến cố về tim mạch trên bệnh nhân, tuy nhiên những nhà nghiên cứu hiện nay đang nghĩ đến việc những đo lường HRV này có thể giúp giải thích được kết quả của một loạt các bệnh rối loạn nhịp tim, rối loạn nội tiết và rối loạn tâm lý.
Gần đây, các nhà nghiên cứu đã khảo sát việc sử dụng HRV trong tập luyện thể thao và tiên lượng các điều kiện y tế như thế nào.
Một vài thiết bị đeo được cũng thu thập được sự biến đổi nhịp tim, dưới dạng một đo lường độc lập hoặc được dùng để tính toán những điểm số “sẵn sàng” hay hồi phục”. Những vận động viên dẻo dai ngày nay theo dõi HRV như một cách để giám sát trạng thái sinh lý học của họ.
Những nhà nghiên cứu đã bắt đầu kiểm tra xem những thiết bị đeo được nào ngoài thị trường là đáng tin cậy và chính xác nhất. Một số trong những thiết bị đó sử dụng ánh sáng màu, hay cảm biến quang, để đo lường nhịp đập và những biến số khác trên cổ tay hoặc ngón tay. Không may thay, độ chính xác của những phương pháp này có thể thay đổi dựa trên loại da và màu da. Một điều rất quan trọng cho các công ty sản xuất những thiết bị này đó là việc họ phải cân nhắc đến yếu tố đa dạng quần thể trong quá trình thiết kế, kiểm thử và kiểm định những sản phẩm của họ để giúp giải quyết những vấn đề tiềm năng về chênh lệch sức khỏe chủng tộc.

Dịch chuyển HRV đúng hướng
Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của HRV là stress; bên cạnh sự gia tăng trong hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, stress còn có liên quan với sự biến đổi nhịp tim thấp. Những biện pháp can thiệp làm giảm stress, như phục hồi sinh học và tập luyện thể thao có thể làm tăng HRV. Cần lưu ý rằng, sự gia tăng là điều tốt cho đơn vị đo lường này trong hoàn cảnh này. Tổng thể, HRV phụ thuộc vào một loạt những yếu tố sinh lý, tâm lý, môi trường, lối sống và những yếu tố di truyền không thể chỉnh sửa được.
Một cách hữu ích nhất để xem HRV như một đơn vị đo lường là việc nhìn vào xu hướng của dữ liệu. Có những sự thay đổi nhất quán của HRV trong cả 2 hướng lên và xuống hay không? Xem xét những thay đổi này bên cạnh những yếu tố sức khỏe khác như sức khỏe, tâm trạng, bệnh tật, giấc ngủ và chế độ ăn uống để xem nếu chúng ta có thể đưa ra được bất kỳ kết luận nào trong việc thay đổi lối sống mà chúng ta cần thực hiện hay không.
Nói chung, có những phương pháp tương tự bạn có thể sử dụng để làm giảm nhịp đập tim khi chúng ta đang ở trong trạng thái nghỉ và cải thiện HRV, như là tăng chất lượng hoạt động tim mạch, giữ mức cân nặng tiêu chuẩn, giảm stress và ngủ đủ giấc.
Điều quan trọng cần nhớ rằng HRV có sự dao động về thời gian giữa hai nhịp tim rất thấp, với chỉ vài mili giây khác biệt giữa những nhịp đập, là biểu hiện của một hệ tim mạch khỏe. Những sự thay đổi nhanh và bất chợt của nhịp tim, hay còn gọi là rối loạn nhịp tim, có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng cần được can thiệp y tế.
Nguồn: The Conversation.
Trả lời